Trồng rau mầm không cần đất

Trồng rau mầm không cần đất là phương pháp trồng và thu hoạch rau mầm bằng phương pháp không có giá thể, trồng theo cách này thì năng suất cao hơn bởi vì số lượng hạt giống gieo được nhiều hơn, lại đơn giản dễ làm mà không cần xử lý đất trước khi gieo trồng.

rau mầm giá rẻ 2

Cách trồng rau mầm không cần đất

Để trồng được rau mầm mà không cần đất thì ta cũng cần chuẩn bị tốt và kỹ thuật trồng cũng giống như khi trồng rau mầm với đất. Các bước trồng rau mầm không cần đất:

1) Chuẩn bị hạt giống và dụng cụ trước khi trồng

2) Xử lý hạt giống, ngâm ủ hạt trước khi gieo trồng

3) Cách gieo trồng và chăm sóc trong quá trình phát triển của hạt giống

4) Thu hoạch và bảo quản

Chúng ta cùng xem hướng dẫn chi tiết như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hạt giống rau mầm và dụng cụ trước khi trồng

Chuẩn bị hạt: hạt đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng, hạt hướng dương, các loại hạt cải, hạt rau muống… đều có thể trồng được. Muốn trồng rau mầm (không cần giá thể) đạt chất lượng tốt, năng suất cao, phải xử lý nguồn nước thật tốt, có thể xử lý bằng vôi cục tỷ lệ = 2/1.000, sau đó xử lý lại bằng phèn chua.

Dụng cụ trồng: tận dụng, dụng cụ sẵn có trong gia đình như: xoong, nồi, chậu nhựa, khay nhựa hình chữ nhật, hũ sành, nồi đất, có đường kính từ 20 cm, chiều cao 15 cm trở lên và có nắp đậy kín. Nếu trồng kinh doanh cần đóng kệ bằng sắt hay bằng tre nhiều tầng để gác khay; làm gia đình ăn, không cần làm nhà xưởng, trồng bằng dụng cụ xoong nồi thì để trong bếp hoặc hiên nhà, tránh ánh sáng trực tiếp.

Bước 2: Xử lý hạt giống, ngâm ủ hạt trước khi gieo trồng

Xử lý hạt: ngâm hạt theo cách truyền thống, pha nước 2 sôi + 3 lạnh (nhiệt độ từ 50 – 54 độ C), các loại hạt giống cho hạt mầm vào ngâm 15 – 30 phút, loại bỏ hạt lép, hạt sâu, hạt thối, sàng sấy chọn hạt đồng đều. Các loại hạt đậu, hạt cải, thời gian ngâm khoảng 6 – 7 giờ, đối với hạt giống rau mầm ngâm 12 giờ. Bạn đọc có thể tìm hiểu trước khi ngâm ủ hạt giống xem loại hạt giống nào cần ngâm, loại hạt giống nào không cần ngâm, thông thường những hạt giống to và có vỏ hơi cứng thì cần ngâm lâu hơn, còn hạt giống nhỏ thì có thể không ngâm hoặc ngâm trong thời gian ngắn là đem gieo được luôn.

rau mầm giá rẻ 1

Phương pháp áp dụng được với nhiều loại rau

Loại hạt giống cần phải ngâm, ủ trước khi gieo như: hành, hẹ, đậu, cải củ… ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh), sau khi ngâm phải rửa hạt giống bằng nước sạch 2 – 3 lần, để ráo 15 – 20 phút. Đối với hạt giống có vỏ cứng như: đậu Hà Lan, hướng dương, củ dền, ngò, rau muống, cải củ… nên ủ từ 10 – 12 giờ, sau đó rải đều hạt giống vào khay đã có sẳn xơ dừa .
– Loại hạt giống không cần ngâm: xà lách soong, carrot, alfalfa… cắt bao hạt giống rải trực tiếp vào khay đã có sẳn xơ dừa . Tùy theo từng loại giống mà lượng hạt cần dùng trên khay khác nhau

Bước 3: Gieo hạt và chăm sóc:

Gieo hạt: gieo hạt vô nồi hoặc khay, mật độ dày đặc, 2 hạt chồng lên nhau. Có thể gieo 150 g hạt rau trong xoong đường kính 20 cm, cao 15 cm.

Chăm sóc: sau khi đã gieo hạt, tưới nước sạch xâm xấp mặt hạt, ngâm 15 phút, sau đó đổ nước ra thật nhanh. Trong khi đổ, dùng nắp nhỏ hơn đường kính của xoong chặn hạt lại (định vị cho hạt mầm không bị xáo trộn) hoặc dùng van xả gắn ở đáy để tháo nước ra, một ngày tiến hành tưới nước từ 3 – 4 lần. Lưu ý, dụng cụ luôn luôn đậy nắp kín, càng tối rau càng cho năng suất cao. Nhiệt độ nảy mầm thích hợp từ 25 – 30 độ C.

Một số cách phòng bệnh khi trồng rau mầm:
+ Khay trồng phải rửa sạch, phơi nắng từ 1 – 2 giờ (cho ráo khay).
+ Nên tưới nước vào buổi sáng, điều chỉnh lượng nước cho hợp lý để tạo độ ẩm đồng nhất trong giá thể.
+ Khi cây cao khoảng 3 – 5 cm thì không nên tưới nước trên bề mặt lá mà nên dùng bình xịt nhỏ tưới nhẹ vào gốc hoặc điều chỉnh vòi phun thành một tia để tưới lên thành khay, xoay đều và nghiên khay 1 góc 30 – 45 oC cho nước lan đều cả khay.
+ Khi phát hiện rau mầm phát sinh bệnh, phải cách ly những khay bệnh ra khỏi khu vực sản xuất để tránh lây lan.

Bước 4: Thu hoạch và bảo quản

Tùy từng loại giống rau và đặc điểm rau mà có ngày thu hoạch khác nhau, dùng kéo hoặc dao được sát trùng cắt sát bề mặt giá thể, không rửa, xếp ngay ngắn vào hộp nhựa, đưa đi tiêu thụ hoặc bảo quản trong tủ lạnh tại ngăn mát, có thể rửa sạch 2 – 3 nước trước khi ăn.

Sau khi thu hoạch rau mầm, giá thể đã sử dụng có thể được tiếp tục sử dụng lại lần 2 (đối với giá thể không bị nấm bệnh) bằng cách nhặt sạch phần thân rễ, phơi khô giá thể khoảng 3 ngày nắng tốt và không nên tái sử dụng lần 3. Giá thể sau khi trồng rau mầm có thể bỏ vào gốc cây kiểng và các loại cây trồng khác cho xốp đất.

trồng rau mầm không đất

Tìm mua hạt giống rau mầm tại VHG

Với cách trồng rau mầm không cần đất trên đây chắc bạn đọc đã nắm được những quy trình cơ bản để trồng rau mầm đơn giản. Bạn đọc tìm mua hạt giống rau mầm các loại đều có tại Vua Hạt Giống!

Quý khách vui lòng gọi vào số 0399616628 để được tư vấn và mua hàng của chúng tôi.

Comments are closed.