Hiện nay, việc đầu tư vào trồng dưa leo nhằm phục vụ bữa ăn cho gia đình và mang lại thu nhập đang được nhiều người lựa chọn. Vậy kỹ thuật trồng dưa leo F1 đúng cách và mang lại năng suất cao là thế nào?
Giới thiệu chung về giống dưa leo F1
Dưa leo F1 sinh trưởng khỏe, kháng sâu bệnh tốt, mang lại năng suất cao, trung bình từ 3 – Kg/ dây, khoảng 6 – 7 tấn/1000 m2.
Giống cây này có đặc tính: vỏ quả có màu xanh mượt, trên mặt có lớp phấn trắng, quả đẹp, không cong, ruột nhỏ ăn giòn ngọt và bảo quản được lâu.
Thời vụ gieo trồng
Dưa leo F1 có thể trồng quanh năm và chia làm 2 vụ chính:
- Vụ xuân: Gieo từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 dương lịch
- Vụ đông: Gieo từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10
Ngoài ra dưa leo F1 cũng thích hợp với vụ hè tháng 4, 5, 6. Nhưng nếu trồng dưa leo xen giữa 2 vụ lúa thì phải làm bầu để tranh thủ được thời vụ.
Ngâm ủ và gieo hạt
Đầu tiên phải ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh từ 4-5 tiếng. Sau đó vớt hạt ra ủ bằng khăn ẩm, ủ thành từng lớp mỏng sau 24 tiếng thì đem hạt rửa lại bằng nước ấm cho đến khi thấy hạt nứt mầm thì đem gieo.
Có 2 cách gieo là gieo trực tiếp hoặc gieo qua bầu. Tuy nhiên để cây con phát triển tốt nhất thì nên gieo qua bầu để dễ chăm sóc, kiểm soát được sâu bệnh chuột bọ và dễ trồng.
Trồng cây
Khu vực trồng cần sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh nên hãy chọn khu vực đất cao, dễ dàng tưới nước và dễ thoát nước.
Thời gian thích hợp để trồng cây trong ngày là buổi sáng sớm hoặc chiều tối khi trời đã tắt nắng. Tránh khung giờ nắng gắt từ 1 – 2 ngày để cây con hồi sức.
Trước khi trồng, phải cày xới đất trồng thật tơi xốp, nhổ cỏ dại, lên luống cao 20 – 30cm với khoảng cách 60 -70 cm. Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Đừng quên phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.
Phân bón
Thời điểm cây được 1 tháng cần tưới nhiều nước và trộn phân lân, đạm, kali, urê hòa vào nước tưới cho cây để tăng dinh dưỡng cho cây phát triển và ra hoa. Lưu ý rằng sau khi tưới phân xong nên tưới lại nước để không làm cháy rễ cây.
Thường xuyên quan sát để nhặt sạch cỏ dại ở gốc cây, cắt bỏ những lá già ở phía dưới và các nhánh phụ để tạo độ thông thoáng cho cây sinh trưởng tốt nhất. Không nên cho cây quá cao nếu muốn thu hoạch nhiều lứa quả chất lượng.
> Hạt giống dưa leo xanh siêu trái
Chăm sóc dưa leo F1
- Tưới nước đúng cách
Cần phải đảm bảo cung cấp cho cây lượng nước cần thiết để cây phát triển. Tuy nhiên cần điều tiết lượng nước phù hợp để dưa leo không bị ngập úng và vẫn giữ được độ ẩm.
Đặc biệt trong vụ thu – đông, có thể tưới rãnh để cung cấp nước cho cây trong giai đoạn cây ra hoa nhất là từ khi thu hoạch để tăng chất lượng quả.
Nước dùng để tưới cho cây phải là nguồn nước sạch, có thể lấy nước từ đập, sông hay các giếng khoan đã qua xử lý. Tuyệt đối không lấy nước trực tiếp từ các khu vực bị ô nhiễm để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
- Cách cắm giàn
Khi quan sát thấy dưa leo F1 bắt đầu ra tua cuốn thì nên cắm giàn cho chúng. Lời khuyên là nên cắm giàn hình chữ A là lựa chọn tốt nhất. Cần tiến hành buộc ngọn dưa để tránh dây dưa bị dập gãy trong giai đoạn lớn lên.
Công việc cắm giàn này làm thường xuyên cho đến khi cây ngừng sinh trưởng đảm bảo năng suất và chất lượng quả dưa chuột khi thu sẽ chất lượng nhất.
- Phòng trừ sâu bệnh
Sâu bệnh là một trong những yếu tố rất nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất cây của mọi loại cây trồng mà không chỉ dưa leo.
Vậy nên ngay từ những ngày đầu cần phải tiến hành phòng ngừa sâu bệnh. Bắt đầu ngay từ lúc ươm cây, làm đất để hạn chế đáng kể các loại sâu bệnh hại cho cây.
Điều quan trọng cần lưu ý là chỉ được dùng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết và đảm bảo thuốc trong danh mục cho phép để tránh gây ra những ảnh hưởng về sau khi ăn quả.
Hy vọng thông qua việc hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật trồng dưa leo F1 sẽ mang lại được những kiến thức vô cùng hữu ích cho những ai đang quan tâm đến loại cây này. Nếu bạn cần tư vấn thêm về cách trồng và chăm sóc hạt giống vui lòng liên hệ 0399616628 để được tư vấn tốt nhất.