Những cây dược liệu ngắn ngày tốt nhất

Người dân Việt Nam không có gì xa lạ với cây dược liệu bởi đất Việt từ xưa đã được coi là một rừng thuốc. Các cách bồi bổ sức khỏe qua các hoạt động thường ngày được quan tâm. Thực phẩm, đồ uống được chọn lọc sử dụng với mục đích cung cấp các chất hỗ trợ đề kháng, tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật.

Xu hướng sử dụng dược liệu ngày càng phổ biến. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu qua một số loại cây dược liệu ngắn ngày, sử dụng được hàng ngày dưới đây nhé!

Cây cà gai leo

Từ xa xưa, người Việt ta đã sử dụng rễ và thân của cây cà gai leo để chữa bệnh gan, gan yếu, mẩn ngứa, chứng tỏ khả năng dùng để thanh lọc, giải độc cơ thể.

Cà gai leo thuộc loại cây leo nhỡ và có chiều cao vào khoảng 80 – 100 cm. Cây có nhiều cành, như tên gọi thì cây có nhiều gai, tán xòe rộng. Cây cho ra quả nhỏ, tròn màu đỏ. 

Cây thuốc nam này có vị hơi the, tính ấm, được ghi nhận và biết đến nhiều nhất với tác dụng ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng của gan. Ngoài ra, cà leo gai còn là vị thuốc kết hợp để chữa trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng…

Cà gai leo cho dược tính cao nhất khi được trồng ít nhất 5-6 tháng.

Cây xạ đen

Xạ đen được biết đến là loài cây dược liệu từ khá lâu và được sử dụng rộng rãi với nhiều công dụng hữu ích. Sở dĩ người ta gọi cây là xạ đen bởi khi chặt dây của cây thường chảy ra nhựa có màu đen và chỉ vài phút sau thân của cây xạ đen sẽ chuyển hẳn sang màu đen. Cây còn có tên gọi là cây dây gối, quả nâu, hay người Mường gọi là cây ung thư.

Xạ đen là loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành bụi, chiều dài trung bình khoảng 3-10m. Cành cây non không có lông, màu xám nhạt; sau chuyển dần sang nâu, xanh thẫm và có rất nhiều lông. Cây cho cả hoa và quả. Hoa thường mọc ở ngọn hoặc nách lá, có màu trắng. Mùa hoa thường vào tháng 3-5. Quả xạ đen hình trứng, khi chín có màu vàng và ra vào tháng 8-12. Cây có thể thu hoạch sau khi trồng khoảng 5 tháng, vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Xạ đen có nhiều công dụng, thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị ung thư, tiểu đường, ổn định huyết áp và các bệnh về gan… Cây được sử dụng rộng rãi bởi khá lành tính, dễ dùng và không có tác dụng phụ ảnh hưởng đến tính mạng. Đặc biệt, xạ đen tốt với các bệnh nhân ung thư (kể cả những bệnh nhân giai đoạn cuối), bệnh nhân mắc các khối u lành tính, các loại bướu, hay người nhiễm HIV.

Cách dùng đơn giản nhất của xạ đen (thân, lá) là nấu trực tiếp với nước để uống thay nước hàng ngày. Để bảo quản thân, lá cây cũng vô cùng dễ dàng, phơi khô và cất trữ nơi khô thoáng.

Cây khôi nhung

Cây khôi nhung

Khôi nhung là một loài thực vật có họ anh thảo, mọc thẳng đứng, cây nhỏ cao tầm 2m, thân rỗng xốp, thường không phân nhánh. Khôi nhung có 2 loại là khôi nhung tía và khôi nhung trắng. Tuy nhiên, để sử dụng khôi nhung với mục đích chữa bệnh và mang lại lợi ích kinh tế cao thì người ta thường trồng khôi nhung tía để lấy lá. Việc trồng và chăm sóc khôi nhung khá đơn giản. Sau khi trồng 4-5 tháng cây có thể thu hoạch lứa lá đầu tiên.

Đây là loại cây dược liệu quý hiếm, chứa các thành phần hóa học như Tanin và Glucosidcos với công dụng giúp trung hòa, chống viêm, làm giảm độ acid trong dạ dày, giúp giảm viêm, giảm đau và có tác dụng làm se vết loét dạ dày, kích thích lên da và giúp nhanh lành sẹo nên được sử dụng để trị các bệnh như dạ dày, tiểu đường, tim mạch…

Bài thuốc trị dạ dày bằng lá khôi nhung trong Đông y rất đơn giản, thường sử dụng kết hợp với hai loại dược liệu khác là lá bồ công anh và lá khổ sâm. Sử dụng chúng hàng ngày bằng cách đun uống.

Cây hoa đậu biếc

Cây hoa đậu biếc còn gọi là bông biếc hay đậu hoa tím, là cây thuộc họ Đậu, thân leo, có lông. Chiều cao của câu đậu biếc trưởng thành có thể lên đến 10m. Hoa có 2 màu là tím và hồng, nhưng chúng ta thường thấy hoa màu tím là phổ biến.

 Đậu biếc là một cây phát triển nhanh và tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng riêng. Rễ cây có vị chát và chứa các chất có tác dụng giúp nhuận tràng, lợi tiểu, săn chắc da và rất tốt cho sức khỏe.

Trong cây còn chứa chất trống oxy hóa cao giúp giảm thiểu tối đa sự hình thành cũng như các tác động có hại của các gốc tự do gây ra cho cơ thể, giúp bảo vệ màng tế bào và ngăn ngừa ung thư bạch cầu, hạn chế được sự phát triển của các tế bào ung thu và bảo vệ bệnh nhân trong quá trình trị xạ.

Trong màu xanh của hoa chứa các hoặt chất anthocyanin giúp bảo vệ DNA và tránh làm tổn thương cơ thể, giúp tăng sản sinh Cytokine để tăng miễn dịch cơ thể tốt hơn. Hoa đậu biếc có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau mang lại hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng. Một trong những cách phổ biến là đem đi sấy khô, dùng để pha trà hay chế biến nhiều món ăn hàng ngày.

Tóm lại, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các loại cây dược liệu với nhiều công dụng sẽ bổ trợ cho đề kháng sức khỏe, cải thiện và nâng cao tình trạng cơ thể.